Khoảng giữa tháng 8, trám đen ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt đầu chín rộ, đây cũng là lúc người dân bận rộn với công việc hái lượm, bỏ túi hàng chục triệu đồng.

Huyện Hương Sơn được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh. Tại đây có hàng trăm hộ dân sử dụng đất đồi núi để trồng cây trám đen như tại các xã Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng...

Huyện Hương Sơn được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh. Tại đây có hàng trăm hộ dân sử dụng đất đồi núi để trồng cây trám đen như tại các xã Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng…

Mỗi gia đình trồng 5-15 cây. Trám đen không phải là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện, song vào chính vụ, một số gia đình trồng nhiều cây lớn có thu nhập cao. Nhiều người làm nghề buôn trám đến đặt vấn đề với các hộ dân mua nguyên một cây trám, sau đó thuê nhân lực thu hoạch.

Mỗi gia đình trồng 5-15 cây. Trám đen không phải là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện, song vào chính vụ, một số gia đình trồng nhiều cây lớn có thu nhập cao. Nhiều người làm nghề buôn trám đến đặt vấn đề với các hộ dân mua nguyên một cây trám, sau đó thuê nhân lực thu hoạch.

Khoảng giữa tháng 8 là thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, đây cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc hái lượm. Người thu hoạch phải trải tấm bạt có đường kính khoảng 7m để hứng quả.

Khoảng giữa tháng 8 là thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, đây cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc hái lượm. Người thu hoạch phải trải tấm bạt có đường kính khoảng 7m để hứng quả.

Theo người dân địa phương, trám đen từ xưa vốn quen thuộc với người dân thôn quê, nhưng nay là đặc sản hấp dẫn mà người dân thành thị trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh săn tìm.

Theo người dân địa phương, trám đen từ xưa vốn quen thuộc với người dân thôn quê, nhưng nay là đặc sản hấp dẫn mà người dân thành thị trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh săn tìm.

Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần.

Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần.

Cành trám khá giòn, dễ gãy, muốn hái hết quả trên cây cần người có kinh nghiệm, khéo léo di chuyển. Những cây trám hàng chục năm tuổi có thể có độ cao lên đến 20m.

Cành trám khá giòn, dễ gãy, muốn hái hết quả trên cây cần người có kinh nghiệm, khéo léo di chuyển. Những cây trám hàng chục năm tuổi có thể có độ cao lên đến 20m.

Khi trám chín, “đội quân” của thương lái sẽ đến thu hoạch. Người leo cây hái trám thì cao công hơn, mỗi ngày 500.000 đồng. Còn những người nhặt trám 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày.

Khi trám chín, “đội quân” của thương lái sẽ đến thu hoạch. Người leo cây hái trám thì cao công hơn, mỗi ngày 500.000 đồng. Còn những người nhặt trám 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày.

Hiện nay, giá thu mua mỗi kg trám đen tại vườn từ 60 đến 80 ngàn đồng/kg. Cây trám dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi nên hiện đang được người dân mở rộng diện tích.

Hiện nay, giá thu mua mỗi kg trám đen tại vườn từ 60 đến 80 ngàn đồng/kg. Cây trám dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi nên hiện đang được người dân mở rộng diện tích.

Theo các hộ trồng trám, cây có tuổi đời càng cao thì sẽ càng sai quả, cây nào lắm quả có khi cho tới 1 tạ/cây. Bình quân, mỗi năm các hộ dân có thể thu về từ vài triệu đến vài chục triệu đồng từ trám, tùy vào số lượng cây, số quả.

Theo các hộ trồng trám, cây có tuổi đời càng cao thì sẽ càng sai quả, cây nào lắm quả có khi cho tới 1 tạ/cây. Bình quân, mỗi năm các hộ dân có thể thu về từ vài triệu đến vài chục triệu đồng từ trám, tùy vào số lượng cây, số quả.

Trám đen loại quả dân dã, có vị bùi, béo, hương vị khó quên. Khi ăn trám có cảm giác rất lạ miệng nên được mọi người thích thú, tìm mua với số lượng lớn.

Trám đen loại quả dân dã, có vị bùi, béo, hương vị khó quên. Khi ăn trám có cảm giác rất lạ miệng nên được mọi người thích thú, tìm mua với số lượng lớn.

Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như: trám om, trám muối, xôi trám, trám nhồi thịt, trám kho cá, canh trám nấu gà, trám xào nhộng ong… Trám thường được người dân dùng giải rượu và dùng để chữa 1 số bệnh.

Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như: trám om, trám muối, xôi trám, trám nhồi thịt, trám kho cá, canh trám nấu gà, trám xào nhộng ong… Trám thường được người dân dùng giải rượu và dùng để chữa 1 số bệnh.

Trám đen có tên khoa học Canarium nigrum Engl, thuộc thân gỗ, cây cao nhất 30 m, thấp nhất hơn 10 m. Quả mọc ở trên các cành nhỏ, khi mới mọc ra màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh, lúc chín màu đen.

Toàn huyện Hương Sơn hiện có trên 2.000 cây cho sản lượng hàng năm từ 25-30 tấn, riêng xã Sơn Ninh có hơn 300 cây, sản lượng hàng năm đạt từ 10-15 tấn, chiếm 2/3 sản lượng của cả huyện.