Những ngày này, người dân huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đang bận rộn bước vào mùa thu hoạch quả trám đen. Thời tiết thuận lợi, được mùa, trám đen bán với giá 100.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, người nông dân thu về khoảng 15 – 20 triệu đồng/cây.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 1.

Cây trám đen được trồng tập trung nhiều tại các xã như: Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng… huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Trám đen dễ trồng, thích hợp với khu vực đồi núi, nên được xem là cây phát triển kinh tế khá tại địa phương.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 2.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” trám đen của huyện Hương Sơn với 550 gốc trám đen thuộc 180 hộ trồng, đạt tổng sản lượng khoảng 15 tấn/năm. Năm nay thời tiết thuận lợi, giá bán cao từ 80.000-100.000đồng/kg (cao hơn khoảng 20.000đ) so với năm trước khiến bà con phấn khởi.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 3.

Cây trám đen là cây thân gỗ lớn, cao trung bình từ 15 – 20m, đường kính có thể tới 90cm.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 4.

Trám đen phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nên cho ra quả lớn, màu tím thẫm, có hương vị bùi, ngậy, đặc trưng nên được rất nhiều thị trường khó tính lựa chọn và tin dùng.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 5.

Theo người dân địa phương, trám đen là loại cây phát triển tốt dưới mọi thời tiết, ít công chăm sóc. Sau 10 năm trồng cây mới cho quả, những cây trám có tuổi đời càng cao thì đem lại năng suất, chất lượng quả càng tốt. Hiện nay trên địa bàn xã Sơn Ninh có hơn 180 gốc trám đen có tuổi đời hơn 100 tuổi, cho quả từ 1.5-3 tạ quả/năm.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 6.

Trám ngon là quả thon dài hai đầu, sờ còn thấy cứng, da phấn và mịn.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 7.

Quả trám đen được săn lùng như một món ăn đặc sản. Cũng chính vì vậy, mà nhiều gia đình còn giữ được những cây trám này đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 8.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh, trú tại xã Sơn Ninh (thương lái thu mua trám đen), cho biết: “Hiện nay, thị trường rất ưa chuộng trám đen, nhiều khi không đủ hàng để bán cho khách hàng. Gần đến mùa chúng tôi phải đến thăm từng nhà dân, thuyết phục họ bán, sau đó đặt cọc tiền. Để kịp thu hoạch trám giao cho khách, tôi phải thuê 1 người trèo tỉa trám, 2 người phụ thu om trám”.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, trú tại xã Sơn Ninh (làm nghề hái trám lâu năm) chia sẻ: “Cây trám cao, thân giòn, dễ gãy nên trong lúc hái trám tôi phải cẩn thận tối đa để tránh sự cố đáng tiếc. Những cành gần, tôi dùng tay hái, ở xa hơn buộc lưỡi liềm vào cây sào dài khoảng 3-4m để ngoắc chúng xuống đất. Công việc này vất vả, nguy hiểm nên rất ít người làm, tôi được thuê 1 triệu đồng/ ngày”.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 10.

“Năm 2021, sản phẩm từ trám đen của địa phương đã được công nhận đạt OCOP 3 sao, giúp thương hiệu đặc sản của địa phương được nhiều người biết đến hơn, thị trường đón nhận nhiệt tình. Trong đề án phát triển nông nghiệp huyện Hương Sơn đã ban hành khuyến khích mở rộng quy mô; riêng xã Sơn Ninh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển, tăng số lượng cũng như chất lượng đặc sản của địa phương”, ông Nguyễn Xuân Huy – Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh, cho hay.

Hà Tĩnh: Loại cây cổ thụ có quả đen sì, to bằng ngón chân cái, giá 100.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - Ảnh 11.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Khanh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: “Trám đen được xem là loại quả đặc sản vùng miền của người dân Hương Sơn, vì địa phương trồng được giống cây này. Hiện đang vào mùa thu hoạch trám đen, các xã trồng nhiều như xã: Sơn Ninh, Sơn Tiến, Sơn Bằng, Kim Hoa… Trám đen đang được trồng tại huyện Hương Sơn là giống của địa phương, xuất hiện hàng trăm năm về trước. Loại cây này có rễ bám sâu, ít bệnh tật nên giảm thiểu được công chăm sóc; trám đen giúp các hộ trồng có thu nhập 20-30 triệu đồng, có những hộ trồng nhiều có thể mang về 70 triệu đồng/năm”.

Nguồn: danviet